Hiện nay thú vui chơi Lan rừng khá rầm rộ. Các nhiều giống lan quý hiếm được người ta khoe với nhau trên các diễn đàn. Tuy nhiên dù bạn sở hữu nhiều giống lan quý nhưng không biết cách chăm sóc đúng cách sẽ khiến chúng không cho ra lượng hoa như ý. Ngoài ra, tệ hơn là khiến chúng bị cạn sức dần và chết đi. Bài viết sau đây N FLOWER sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa Lan rừng hiệu quả tại nhà.
Nguồn gốc của hoa Lan rừng
Tên khoa học của hoa Lan rừng được gọi là Orchidaceae. Hoa Lan rừng rất phổ biến ở trên lục địa vì môi trường sống khá đa dạng. Tuy nhiên, loài hoa này không thể sống ở môi trường sa mạc cũng như môi trường băng tuyết quanh năm. Do đó, trên trái đất, nơi phong lan rừng sinh sống trải dài từ 68 độ (vĩ Bắc) đến 56 độ (vĩ Nam).
Nơi tập trung nhiều loại lan và dày đặc hơn cả là khu vực rừng nhiệt đới thuộc Nam Mỹ, Trung Mỹ và châu Á và châu Phi. Theo nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu, nguồn gốc các chi của Lan rừng được phân bố ở các châu lục như sau:
- Châu Á (Vùng nhiệt đới): Có từ 260 đến 300 chi;
- Châu Mỹ (Vùng nhiệt đới): Có từ 250 đến 270 chi;
- Châu Phi (Vùng nhiệt đới): Có từ 230 đến 270 chi;
- Châu Đại Dương (Vùng nhiệt đới): Có từ 50 đến 70 chi;
- Châu Âu và châu Á (vùng ôn đới): Có từ 40 đến 60 chi;
- Bắc Mỹ: Có từ 20 đến 25 chi.
Mời bạn đọc thêm: Hoa Hồng Tỉ Muội – Cách Trồng và Chăm Sóc từ A-Z Tại Nhà
Tại Việt Nam, tùy vào địa điểm mà xuất hiện nhiều loại lan khác nhau. Hiện nay, người ta phân loại lan dựa vào vùng đất sinh sống của chúng như:
- Lan rừng sống tại khu vực miền Đông Nam Bộ;
- Lan rừng sống tại vùng cao nguyên với độ cao trên 1.000m;
- Lan rừng sống tại vùng cao nguyên với độ cao dưới 1.000m.
Đặc điểm của hoa Lan rừng
Để hiểu thêm về hoa Lan rừng, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm của chúng. Các đặc điểm bao gồm: Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh trường.
– Đặc điểm hình thái của hoa Lan rừng
Hoa lan rừng là loài sống ký sinh. Nhìn tổng thể, chúng ta có thể phân tách loài hoa này thành những phần chính như:
1- Phần rễ cây
Rễ Lan rừng được phân thành gồm: Thân rễ, vỏ rễ, phần lông bám bên ngoài, phần đầu rễ và phần lõi bên trong của rễ. Mỗi bộ phận giữ chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Đầu rễ là nơi hút dinh dưỡng và nước để nuôi cây. Tùy nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng và nước xa hay gần mà rễ cây có thể vươn dài theo. Do đó, nếu rễ Lan không phát triển dài thêm là vì chúng không cần vươn xa để lấy nguồn cung cấp. Tuy nhiên, nếu nguồn nước quá dư thừa sẽ khiến rễ cây bị úng nước và thối rễ.
2- Rễ hoa hoa Lan rừng phát triển rất linh hoạt
Rễ hoa Lan rừng rất linh hoạt, chúng có thể bám vào thân cây khác, củi mục, đất hay ở những hốc đá… Đối với những loại Lan rừng được trồng trong đất, phần rễ sẽ phát triển rất xum xuê.
3- Phần thân cây
Phần thân của hoa Lan rừng được phân thành 2 loại: loại đơn thân và loại đa thân. Ở một số loài lan sống ký bám vào thân cây khác ở trên cao hay những nơi thiếu nước thì phần thân của chúng sẽ phình lớn người ta gọi nó là củ giả. Phần củ giả này là nơi tích trữ nước và chất dinh dưỡng dùng để nuôi cây ở những thời kỳ khô hạn.
4- Phần lá
Lá của hoa Lan rừng phát triển rất đa dạng, tùy chi và tùy loại. Chúng có thể phát triển dày đặc hoặc phát triển đơn theo nhánh cây; có vân hoặc có có vân… Những hình dáng lá thường gặp là: Lá hình tròn, hình phiếm mỏng, hình trụ, hình kim… Đa phần lá Lan khá dày và mọng nước. Màu sắc của lá đa phần là xanh bóng nhưng có thể mang màu đậm hoặc nhạt khác nhau tùy loại Lan.
5- Hoa Lan rừng
Hoa Lan rừng là điều kỳ diệu của thiên nhiên khiến người ta muốn sở hữu những nhánh lan. Hoa Lan có rất nhiều màu sắc khác nhau, mỗi loài lại có một vẻ đẹp riêng, quyến rũ, động lòng người. Mỗi bông hoa thường phân chia thành 6 cánh, trong đó có 3 cánh là đài hoa nằm ở phía ngoài. Ngoài ra, ở giữa có một nhụy nằm giữa trụ hoa.
6- Quả lan
Để có trái, Lan phải nhờ đến côn trùng thực hiện việc thụ phấn. Quả của Lan rừng phát triển ở dạng quả nang. Từ khí kết trái cho đến khi trái Lan chín thường kéo dài. từ 9 đến gần 2 năm (tùy loại).
7- Hạt lan
Hạt lan nằm trong phần quả. Khi quả chín nứt ra thì phần hạt thoát ra ngoài. Hạt Lan rừng khá nhỏ. Phải cần khoảng thời gian từ 2 đến 18 tháng thì hạt Lan mới chín. Khi hạt lan muốn nảy mầm và mọc thành cây ở trong tự nhiên thì cần nấm Phizotonia cộng sinh và nuôi dưỡng.
– Đặc điểm sinh trưởng của hoa Lan rừng
Lan rừng là loài sống ký bám vào thân cây gỗ còn sống hoặc những thân cây đã chết. Chúng sinh trưởng tốt ở môi trường nhiệt đới với không khí mát mẻ, nhiều độ ẩm. Không phù hợp với khí hậu nắng gắt.
1- Đặc điểm sinh trưởng rễ Lan
Đa số các loài lan đều có phần rễ rất phát triển. Rễ lan có thể vươn dài để tìm kiếm nước và các chất dinh dưỡng nuôi cây. Bên ngoài rễ có các mô xốp giúp bảo vệ phần rễ thật bên trong. Ngoài việc tìm kiếm nguồn nước + dinh dưỡng từ xác thực vật, rễ Lan còn có khả năng hấp thụ lượng nước thông qua nguồn không khí ẩm bên ngoài.
2- Đặc điểm sinh trưởng thân Lan
Sau khi rễ hút chất dinh dưỡng và nước thì thân Lan là nơi tiếp nhận phân bổ và dự trữ nguồn thức ăn này. Phần dinh dưỡng và nước được dự trữ tại thân cây sẽ được dùng trong trường hợp hạn hán kéo dài, giúp cây duy trì sự sống.
3- Đặc điểm sinh trưởng lá Lan
Như đã nói, tùy loài mà lá lan có nhiều hình dáng và phát triển khác nhau. Trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời lá lan phát triển mảnh và yếu, lá dễ bị sâu bệnh và có màu xanh sẫm. Đối với những cây lan ở những nơi thừa nắng, phần mép lá dễ cụp vào trong, đồng thời trên vân lá xuất hiện những nếp nhăn, lá vàng. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, lá sẽ dần khô héo và chết đi.
Những loại hoa Lan rừng phổ biến nhất hiện nay
Từ số lượng chi, của Lan rừng cho thấy chúng phát triển khá mạnh mẽ gồm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại Lan nào cũng được được phát hiện và nuôi dưỡng. Một số loại hoa Lan rừng phổ biến hiện nay gồm:
– Quế Lan Hương
Quế lan hương còn có tên gọi là Lan Giáng hương (Aerides odorata). Đây là loại Lan có phần thân phát triển cao đến 1m, thương mọc ở vùng núi đất thấp và núi đá. Thân cây mập mạp, lá thuôn dài từ 15 đến 30cm. Mỗi cụm hoa phát triển có chiều dài bằng phần lá. Phần hoa của loại Lan này khá lớn, xếp dày nổi bật. Hoa có mùi thơm, có nhiều màu khác như như: trắng, tím nhẹ, vàng hay phớt hồng…
Quế Lan hương thường ra hoa vào dịp 2/9 (ở Việt Nam). Hoa của chúng có thể bám trụ trên cây và tươi rất lâu.
– Lan Van đa Chanh
Lan Van đa Chanh có tên tiếng anh là Vanda fuscoviridis. Loại Lan này có phần thân mập mạp, phần rễ khá lớn. Lá hoa mang hình dải dài. Ở Việt Nam, chúng mọc nhiều ở vùng núi đá vôi thấp ở vùng Cao Bằng và vùng Đông Bắc.
Lan Van đa Chanh cho ra những bông hoa lớn có màu vàng nâu. Hoa xếp thưa nhau nhưng tập trung thành cụm dài từ 10 đến 15cm.
– Lan Căn Diệp
Hoa Lan rừng Căn Diệp có tên gọi khoa học là Chiloschista parishii Seidenf. Đây là loài Lan khá độc đáo vì chúng không hề có lá. Cây cho ra hoa vào mùa xuân. Màu sắc của hoa Lan này khá đa dạng với nhiều màu đậm – nhạt khác nhau. Hoa nhỏ, sống thành cụm và vươn theo cành tỏa đều xuống dưới trong vô cùng đẹp mắt.
– Lan Ngọc điểm Đai châu
Lan Ngọc Điểm Đai Châu hay Lan Ngọc điểm Nghinh xuân, Lan Tai trâu… có tên gọi khoa học là Rhynchostylis gigantea. Đây là loại Lan có phần thân khá mập mạp cùng phần rễ rất lớn. Lá cây hình dải dài mọc xếp lớp với phần lá dưới ôm phần lá bên trong.
Phần hoa vươn ra từ các kẽ lá. Hoa mọc thành cụm hướng xuống dưới, mỗi cụm dài khoảng từ 20 đến 30cm. Hoa có nhiều màu trắng, tím hoặc đan xen rất đẹp mắt. Lan Ngọc Điểm Đai Châu hiện đang được yêu thích vì chùm bông lớn và đẹp. Hoa nở vào mùa xuân thường đúng dịp tết Nguyên đán.
– Lan Ngọc điểm Hải âu
Lan Ngọc điểm Hải âu (Lan Ngọc điểm Hải yến) có tên gọi khoa học là Rhynchostylis coellestis. Loài Lan này có phần lá nhỏ và phần thân khá ngắn. Hoa mọc thành cụm dài khoảng 10 đến 15cm. Hoa mọc từ cuống lá và hương lên trên. Loài hoa này xuất hiện nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam của nước ta. Khoảng thời gian ra cây ra hoa là từ tháng 5 đến tháng 6.
– Lan Hoàng yến
Lan Hoàng yến có phần thân ngắn và mập. Lá của loài Lan này khá dày và cứng. Lá mọc theo kiểu xếp chồng lên nhau và ôm theo thân cây. Hoa mọc ra từ nách lá. Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm dài từ 10 đến 15cm.
Hoa của Lan Hoàng yến nhỏ, tươi, bóng. Hoa nở vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 5 và có thể tươi lâu đến vài tuần lễ. Loài lan này có nhiều màu khác nhau, là loài hoa dễ trồng, mang lại giá trị kinh tế cao.
– Lan Hồ điệp Ẩn
Hồ Điệp Ấn có tên gọi khoa học là Phalaenopsis mannii. Ở nước ta, loài Lan này khá hiếm, chỉ bắt gặp rải rác tại một số tỉnh thuộc miền Trung và Bắc Bộ. Các cụm hoa của Lan Hồ Điệp Ấn khá ngắn nhưng những cách hoa lại rất lớn, mỗi cụm hoa chứa từ 4 đến 6 hoa.
Cánh hoa có màu vàng nghệ và nhiều vân màu nâu. Phần cánh môi của hoa có màu trắng nhạt hoặc màu vàng (tùy loại). Cây thường cho ra hoa vào tháng 4 hàng năm. Hoa Lan Hồ điệp Ấn có thể tươi rất lâu (Từ vài tuần đến vài tháng).
Lợi ích của việc trồng hoa Lan rừng
Trồng hoa mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn trồng hoa Lan rừng lợi ích mà chúng đem lại cho bạn được nhiều hơn thế.
– Mang lại vẻ đẹp quý phái
Tất cả các loài hoa đều khoe sắc, khoe màu… Đó là lý do người ta trưng dụng chúng làm đẹp cho ngôi nhà, không gian sống, đường phố… giúp cảnh quan thêm đẹp mắt. Đối với hoa Lan rừng với vẻ đẹp thanh cao và huyền bí sẽ mang đến cho bạn một vẻ đẹp huyền bí, sang trọng và quý phái.
– Mang lại nguồn lợi kinh tế cao
Các loại hoa Lan rừng, nhất là những loài Lan quý hiếm đang được nhiều người săn lùng để mua – bán. Lan rừng hiếm gặp, nếu không biết cách chăm sóc sẽ khiến chúng lụi tàn dần rồi chết. Do đó, những người biết cách nhìn nhận, phân biệt các loài hoa Lan rừng và biết cách chăm sóc chúng thì việc trao đổi, mua bán… sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao.
– Mang lại yếu tố phong thủy tốt cho gia chủ
Hoa Lan – Biểu tượng của sự sang trọng và quý phái. Đây cũng là một trong những lý do người ta thường chọn chúng khi tặng khách hàng, đối tác… vào những dịp đặc biệt như lễ, tết, khai trương, hội nghị…
Ngoài lý do đẹp, sang trọng, hoa Lan mang đến yếu tố phong thủy rất tốt cho ngôi nhà cũng như gia chủ. Chúng mang lại sự thịnh vượng, phát đạt và hạnh phúc. Tuy nhiên, khi dành tặng bạn nên tìm hiểu một chút về tuổi tác của người nhận để chọn màu sắc phong thủy phù hợp.
– Giúp nâng cao tinh thần
Tất nhiên rồi, hoa Lan rừng giúp giải tỏa tâm trạng rất tốt. Lan rừng không quá chói lóa nhưng sang trọng. Những lúc mệt mỏi hay áp lực về công việc bạn hãy dành thời gian chăm sóc, hoặc ngắm hoa Lan, thưởng thức một tách trà nhẹ sẽ giúp cơ thể cân bằng trở lại. Nếu trong nhà có hoa hãy thử ngay đi, Lan rừng sẽ giúp bạn nâng cao tình thần để chiến đấu với cuộc sống đấy.
– Là nguyên liệu, vật liệu làm đẹp
Chẳng còn xa lạ gì khi thấy các cô dâu dùng đóa lan kết lên tóc giúp tô điểm bản thân thêm phần xinh đẹp. Chúng cũng có thể trở thành vật liệu cài áo… Mục đích của việc làm này là giúp làm đẹp. Ngoài cách thức trên, nhiều hãng nước hoa, mỹ phẩm… sử dụng hoa Lan rừng làm nguyên liệu điều chế thành tinh dầu nước hoa, phấn hồng, phấn mắt… Đây là mỹ phẩm thiên nhiên rất được ưa chuộng và có giá thành vô cùng đắt.
Cách trồng và chăm sóc hoa Lan rừng
Muốn có được tất cả lợi ích của hoa Lan rừng, không chỉ sở hữu mà bạn còn phải biết cách chăm sóc loài hoa này. Vậy! cách chăm sóc hoa Lan rừng như thế nào là tốt? Sau đây là gợi ý.
– Thiết kế khung, chậu trồng
Để trồng Lan nói chung, Lan rừng nói riêng, người trồng nên thiết kế được dàn khung rắn chắc. Khung phải làm bằng sắt và được kết nối chắc chắn. Vì khung sẽ đặt ngoài trời, tiếp xúc không khí, hơi ẩm, ánh nắng, nguồn nước… thường xuyên nên cần sơn tĩnh điện để tránh oxy hóa.
Khi quyết định trồng Lan, việc lựa chọn chậu trồng cũng là vấn đề cần được cân nhắc. Nếu bạn chỉ trồng một vài chậu để chơi, thưởng thức tại nhà thì có thể chọn loại chậu phù hợp với loại Lan và phù hợp với vị trí trưng bày chúng. Tuy nhiên, nếu bạn kinh doanh hoặc trồng một vườn lớn thì nên chọn chậu cùng kích cỡ và cùng loại để tránh tạo nên sự chênh lệch không cần thiết.
– Chọn giống
Khi chọn giống Lan rừng để trồng vào mỗi thời điểm bạn nên chọn giống cùng độ tuổi. Việc chọn giống cùng độ tuổi sẽ giúp bạn không bận rộn trong việc phân loại cách chăm sóc.
Ngoài ra bạn cũng không mất nhiều công sức tìm chuẩn bị nhiều loại dinh dưỡng cho cây. Vì mỗi giai đoạn, cây cần cung cấp những dưỡng chất khác nhau để phát triển, ra hoa, kéo dài tuổi thọ của hoa… Bên cạnh đó, bạn mỗi chậu Lan trồng cùng thời điểm nên được bố trí ở một khu vực khác nhau.
– Nhân giống
Đối với người nuôi Lan để kiếm lợi nhuận thì việc nhân giống tuyệt đối cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn là người ham mê Lan, trồng và chơi cảnh thì hiểu biết và thực hiện nhân giống đúng cách cũng là điều nên làm để duy trì và phát triển Lan.
Khi ở nhiệt độ (khoảng 23° đến 27°C) cùng cường độ của ánh sáng nằm trong khoảng pH từ 5 đến 5,7 thì mới tiến hành nhân giống Lan. Cách thức nhân giống là sử dụng phương pháp tách mầm hoặc cấy mô. Khi sử dụng hai phương pháp này, bạn phải sử dụng Starner 20 WP khử trùng mô rồi dùng Clorox để cấy. Sau khi hoàn thành, phải cung cấp cho cây con đầy đủ chất sinh trưởng cần thiết để cây sống và phát triển khỏe mạnh.
Khi mầm mô mới phát triển được 5cm thì mới bắt đầu chuyển Lan ra ngoài. Những mô mới này được kê lên rổ học lưới giúp cây được giữ mát, sau đó cấy chúng thân cây gỗ hoặc lên giàn treo. Khi mô Lan sống được từ 7 đến 8 tháng thì tách chúng ra và trồng riêng từng chậu nhỏ để cây tiếp tục phát triển. Sau khi trồng tại chậu nhỏ khoảng 6 tháng, nên chuyển Lan sang chậu lớn hơn để cây có không gian phát triển, đồng thời có thể thay mùn mới cho cây. Trong quá trình chuyển chậu nên đợi 10 ngày sau, phần rễ bám ổn định mới bón phân.
– Các yếu tố cần lưu ý khi chăm sóc hoa Lan rừng
Lan rừng sống được rất nhiều nơi, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, cùng trong khí hậu thích hợp nhưng không biết cách chăm sóc sẽ khiến chúng bị chết do khô héo, úng nước… Vậy! chăm sóc hoa Lan rừng cần lưu ý điểm gì?
- Ánh sáng: Không nên để lan sống trong bóng tối, nhưng cũng không được để thừa sáng. Ở Việt Nam, treo hoa Lan rừng theo hướng Bắc – Nam là tối nhất. Đồng thời những nơi trồng Lan đều phải được che chắn, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để Lan nhiệt đới sinh trưởng và phát triển vào ban ngày là từ 16 đến 18 độ C, ban đêm là 14 độ C. Đối với Lan ôn đới, nhiệt độ sống thích hợp nhất là 13 đến 15 độ C (vào ban ngày), từ 10 đến 11 độ C (vào ban đêm).
- Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp để Lan phát triển là 70%.
- Nước: Lan có thể hấp từ nước từ rễ thông qua gỗ mục, xác chết, đất…, đồng thời chúng cũng có thể hấp thu qua không khí ẩm. Thân Lan có nơi chứa nguồn nước và dinh dưỡng dự phòng, do đó khi trồng Lan không cần tưới nước quá nhiều. Thời điểm tưới nước cho cây tốt nhất vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm.
- Phân bón: Phân bón cho Lan tùy từng thời điểm sẽ khác nhau. Những loại phân bón phù hợp với Lan chứa đạm, kali, phốt pho… giúp cây phát triển toàn diện.
- Trừ sâu bệnh: Trừ sâu bệnh kịp thời cũng là cách chăm sóc hoa Lan rừng cần thiết. Hiện nay, một số thuốc phòng trừ sâu bệnh cho Lan chứa các hoạt chất như Fenitrothion, Patox 95SP, Ofatox 400EC…
Trên đây là một số thông tin cần thiết về hoa Lan rừng, cách thức và một vài lưu ý về cách trồng và chăm sóc loài hoa này. Hy vọng, bài viết này của N FLOWER phần nào giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc Lan, tạo nên những giống hoa đẹp để cuộc sống thêm nhiều muôn màu.
MỜI BẠN ĐỌC THÊM